Hãy cứ là mình tiến bước trong sự nghiệp !
Hiệu ứng tâm lý con cua – Crab Mentality hay lý thuyết xô cua – đây là một khái niệm sử dụng để thể hiện sự ích kỷ, thiển cận hành vi của con người trong xã hội.
Cụm từ Crab Mentality gắn với một hiện tượng thú vị, hiện tượng mà xảy ra trong một xô đựng cua. Nếu như trong xô chỉ có một mình con cua, thì nó không khó khăn gì có thể bỏ ra ngoài. Nhưng nếu trong xô có vài con cua, trong quá trình cố gắng tự giải thoát, chúng sẽ kéo những con khác xuống dưới. Cuối cùng, không con nào có thể thoát khỏi, bởi vì chúng cản trở lẫn nhau trong quá trình thực hiện mục đích của mình.
Tương tự với hành vi con người trong xã hội, các thành viên trong một cộng đồng thường cố gắng giới hạn, tối giản thành công mỗi thành viên khác, trong trường hợp người này thành công hơn những người còn lại.
Một vài ví dụ nhỏ như sau:
Khi một người cố gắng bỏ thuốc, còn mọi người xung quanh nói rằng: ”Bỏ làm sao được, mày hút thuốc lâu thế rồi cơ mà” và lại lấy thuốc ra hút – đó chính là hiệu ứng xô cua.
Khi bạn đang học tiếp văn bằng 2, nhưng một số đồng nghiệp rất ngạc nhiên, không biết bạn làm thế để làm gì, và bạn rất là mệt mỏi với những soi mói đó – đó là hiệu ứng xô cua.
Khi mà đồng nghiệp cùng công ty không chỉ ra lỗi cho nhau, với mục đích làm giảm cơ hội phát triển của nhau. Hoặc là giấu nhau những thông tin quan trọng, những thứ mà có thể đưa công ty lên tầm cao mới, để cho chính mình trở thành người khởi đầu … Đó chính là hiệu ứng xô cua.
Chỉ có một kết luận rút ra từ đây: Hãy cứ tự đi, tự hoàn thành mục đích của mình, đừng có nghe những người mà nói rằng bạn không thể. Hãy làm như John Locke trong series LOST nói :”Chỉ có tôi mới biết tôi có thể làm gì !”.
Comments
Post a Comment